CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN VÀ NHÃN DÁN TRÊN BAO BÌ THỨC ĂN MÈO

04/02/2020  2148   0

Bạn là một sen thông thái muốn tìm hiểu cặn kẽ về thức ăn trước khi lựa chọn cho mèo ?. Hãy cùng phân tích các thành phần và nhãn dán các sản phẩm thức ăn của mèo nhé !

Bạn muốn biết sản phẩm thức ăn này có cân bằng dinh dưỡng cho mèo cưng của bạn không ?. Hãy đọc bảng thành phần mà nhà sản xuất công bố trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách đánh giá khi đọc nhãn thành phần ?. Đừng lo lắng. Cùng tìm hiểu nào !

1. Đọc 3 thành phần dầu tiên trong bảng thành phần sản phẩm

CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN VÀ NHÃN DÁN TRÊN BAO BÌ THỨC ĂN MÈO Đọc 3 thành phần đầu tiên của bảng thành phần sản phẩm (Ảnh : Petfoodindustry)

Thức ăn của mèo cần có nguồn chất đạm tốt như thịt gà, cá, thịt bò, thịt cừu. Kiểm tra thông tin của lượng chất đạm (protein) có trong sản phẩm. Thông thường sẽ nằm ở 3 vị trí đầu tiên trong bảng thành phần. Bảng thành phần được liệt kê theo nguyên tắc những loại chiếm tỉ lệ cao xuống thấp.

Nếu thịt gà ở đầu danh sách thì có nghĩa là thức ăn đó có nhiều protein hơn. Thịt gà chứa 80% là nước nên nó có thể được xếp ở vị trí ở cao trong bảng thành phần dựa theo lượng nước trong thịt gà. Nước trong thịt gà được loại bỏ khi chế biến thành thức ăn hạt khô cho mèo. Những sản phẩm có chứa thành phần từ thịt gà hoặc từ các nguồn protein khác (dạng bột hoặc dạng sấy khô) đều được làm giảm bớt nước để dễ bảo quản. Điều này có thể hiểu là nếu protein nằm ở top 3 thành phần đầu tiên, nó sẽ cung cấp một lượng chất đạm thích hợp cho mèo.

2. Xác định những thực phẩm có khả năng gây dị ứng

Có một sự thật là cá có nhiều khả năng gây dị ứng cho mèo mà ít ai biết. Nếu thức ăn đó không chứa thịt cá hoặc được đề cập không có chưa gluten (gluten free) thì loại này sẽ ít có nguy cơ gây dị ứng cho mèo. Nếu mèo của bạn một cơ thể nhạy cảm, dễ dị ứng thì bạn nên xem xét bảng thành phần để loại trừ khi lựa chọn thực phẩm cho mèo.

3. Grain-free là thức ăn không chứa ngũ cốc

CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN VÀ NHÃN DÁN TRÊN BAO BÌ THỨC ĂN MÈO Thức ăn có nhãn Grain-free là thức ăn không chứa ngũ cốc (Ảnh : Michelson Found Animals)

Nhiều người chủ lo lắng mèo sẽ bị béo phì nên lựa chọn sản phẩm không chứa ngũ cốc. Ngũ cốc cung cấp nhiều chất carbohydrate cho mèo. Mặc dù lựa chọn thực phẩm có ít carbohydrate và nhiều chất đạm là cần thiết nhưng ngay cả thực phẩm grain-free không chứa ngũ cốc thì vẫn có thể có lượng carbohydrate từ khoai tây và rau. Mèo vẫn có thể sử dụng những loại thức ăn có chứa hàm lượng carbodydrate rất thấp này. Carbohydrate không hoàn toàn xấu, khi được sử dụng đúng cách nó sẽ đem lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho mèo.

4. Kiểm tra các thành phần khác, đảm bảo thức ăn phải cân bằng dinh dưỡng

CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN VÀ NHÃN DÁN TRÊN BAO BÌ THỨC ĂN MÈO Kiểm tra các thành phần khác, đảm bảo thức ăn phải cân bằng dinh dưỡng (Ảnh : essential oils for pets)

Bạn cần đọc hết các thành phần có trong thức ăn để phân tích giá trị dinh dưỡng của thức ăn bao gồm chất đạm thô, chất béo, chất xơ và độ ẩm. Từ “thô” trong đạm thô không phải nói về dạng của chất đạm mà để nói đến phương pháp kiểm tra sản phẩm. Tuy nhiên, dù sản phẩm luôn cung cấp cho khách hàng thành phần dinh dưỡng của sản phẩm nhưng điều đó không liên quan đến chất lượng của các thành phần này cũng như khả năng tiêu hóa hay chất lượng chung của sản phẩm.

5. So sánh giữa thức ăn ướt và thức ăn khô

Tiêu chuẩn đánh giá thức ăn ướt và thức ăn khô là hoàn toàn khác nhau đấy sen ơi. Ví dụ như 8% protein trong thức ăn không giống như 8% protein trong thức ăn khô, 8% protein trong thức ăn ướt sẽ thấp hơn. Bởi vì thức ăn ướt chứa 75-78% độ ẩm còn thức ăn khô chỉ chứa 10-12% độ ẩm.

Có thể tính được lượng protein thực tế của lượng chất thịt trong thức ăn ướt bằng các phép chuyển trên internet hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y.

6. Chọn thức ăn có nhãn Natural trên bao bì sản phẩm

Nhãn Natural trên bao bì sản phẩm nghĩa là trong thức ăn không có nguyên liệu nào bị biến đổi hóa học theo hướng dẫn của FDA.

Đối với những lựa chọn thực phẩm hữu cơ, bạn có thể kiểm tra sản phẩm có đạt chứng nhận USDA hay không. Nếu có nhãn “organic” thì thức ăn này có chứa ít hơn 95% thành phần có nguồn gốc hữu cơ. Còn lại, nếu sản phẩm ghi là “Made with organic ingredients” (Tạm dịch : Được làm từ các nguyên liệu hữu cơ) thì nó phải chứa ít nhất 70% thành phần nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ, không tính nước và muối.

Một dạng khác nữa là thức ăn được làm bằng nguyên liệu hữu cơ nhưng lượng thành phần hữu cơ trong đó chiếm chưa đến 70% thì sẽ được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì mà không có nhãn nào nổi bật bên ngoài.

7. Chất tạo mùi

Chất tạo mùi giúp mang đến hương thơm hấp dẫn hơn cho thức ăn mèo. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chọn những thực phẩm có mùi thơm tự nhiên do có chứa nhiều thịt chứ không phải thơm do chất tạo mùi. Nó sẽ thơm ngon và dinh dưỡng hơn nhiều.

8. Lưu ý độ tuổi sử dụng thức ăn được ghi trên bao bì

CÁCH ĐỌC THÀNH PHẦN VÀ NHÃN DÁN TRÊN BAO BÌ THỨC ĂN MÈO Lưu ý độ tuổi sử dụng thức ăn được ghi trên bao bì (Ảnh : Cats.how)

Thức ăn mèo được đánh dấu bằng 2 loại nhãn AAFCO để phân chia độ tuổi sử dụng thức ăn là : “All life stages” và “Aldult maintenace”. Nhãn “All life stages” là thức ăn có công thức phù hợp cho sự phát triển của mèo con và mèo mẹ đang cho con bú. Nó cung cấp cho mèo nhiều năng lượng, canxi và phốt pho. Ngoài ra, bạn có thể chọn thức ăn có nhãn “Aldult Maintenace” khi mèo khỏe mạnh bình thường.

9. Tìm thức ăn có nhãn chứng minh công thức dinh dưỡng được cân bằng đầy đủ

Bạn nên kiểm tra nhãn trên bao bì để đảm bảo nhà sản xuất đã chế biến thức ăn cho mèo đáp ứng đủ các yêu cầu dinh dưỡng tối thiểu (Còn gọi là thức ăn có công thức). Điều này sẽ được thể hiện trên bao bì thức ăn bằng dòng chữ : [Tên thức ăn] is formulated to meet the nutritional levels established by the AAFCO Cat Food Nutrient Profiles for [độ tuổi của mèo].

Nguồn tham khảo : PetMD

Đọc thêm

 2148   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU