BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở MÈO (FIV)

16/03/2020  2184   0

Virus gây bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo, hay FIV, có cùng họ với virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra AIDS. Chính xác là chỉ cùng họ nhưng loại này chỉ xuất hiện trên mèo, không lây sang người.

Bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) là một căn bệnh rất nguy hiểm. Mèo có thể tử vong Nếu không đươc điều trị. Tuy nhiên đây không phải là bản án tử hình đối với những chú mèo có xét nghiệm dương tính với FIV. Với chế độ ăn giàu protein và điều trị tích cực thì những bé mèo dương tính với FIV vẫn có thể có một cuộc sống bình thường trong một vài năm sau khi chẩn đoán.

FIV là gì?

BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở MÈO (FIV) 2FIV khiến hệ miễn dịch của mèo suy yếu để mở đường cho các bệnh cơ hội khác tấn công (Ảnh: Petfinder)

FIV là một virus sao ngược chỉ ảnh hưởng đến mèo, và có thể được điều trị nhưng không thể chữa khỏi. Do đó, mèo có FIV có thể có tuổi thọ ngắn hơn những bé mèo khỏe mạnh khác. FIV hoàn toàn không thể truyền từ mèo sang người.

FIV khiến cho hệ miễn dịch của mèo bị ức chế để những bệnh cơ hội khác tấn công cơ thể mèo. Những chú mèo dương tính với FIV sẽ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng dần theo thời gian. Sức khỏe mèo càng ngày càng yếu đi và cuối cùng là tử vong.

Ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm mèo khỏe mạnh nhiễm FIV khoảng dưới 3%. Hầu hết trường hợp mèo nhà nhiễm FIV thường được tự do đi chơi. Khả năng cao là chúng bị nhiễm bệnh từ mèo hoang khi cắn nhau.

Triệu chứng của FIV

Những bé mèo nhiễm virus FIV thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi chúng phát bệnh trong nhiều năm sau. Đây là những triệu chứng của FIV khi mèo phát bệnh:

  • Sụt cân
  • Rụng lông, lông thưa hơn
  • Ăn ít hoặc không thèm ăn
  • Mèo bị tiêu chảy
  • Viêm kết mạc hoặc viêm mắt
  • Có dịch ở mũi hoặc nước mắt
  • Thay đổi một số hành vi. Ví dụ như đi tiểu tiện bên ngoài khay cát vệ sinh.

Để chẩn đoán FIV bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra qua bộ test hoặc xét nghiệm máu. Chỉ sau 2 tuần khi bị nhiễm virus là có thể xác định qua xét nghiệm.

BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở MÈO (FIV) 4

Có thể xác định FIV khi kiểm tra với bộ test hoặc xét nghiệm máu (Ảnh: Toronto Star)

Trường hợp bạn nghi ngờ mèo mẹ đã truyền FIV cho con, bạn cần chờ ít nhất 6 tháng để xét nghiệm chính xác. Bởi vì lúc này kháng thể từ mèo mẹ bị loại bỏ hết hoàn toàn khỏi cơ thể mèo con thì kết quả xét nghiệm máu mới có thể chính xác được.

Nguyên nhân lây nhiễm FIV

  • Lây lan thông qua vết cắn của mèo bệnh.
  • Lây truyền từ mèo mẹ sang con khi mang thai và cho con bú.

BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở MÈO (FIV) 1

Khá hiếm trường hợp FIV lây lan giữa những mèo sống cùng nhà nếu không đánh hay cắn nhau (Ảnh: Earth)

Trên thực tế thế cực kỳ hiếm thấy trường hợp lây nhiễm FIV mèo với mèo khi chúng dùng chung chén ăn uống hoặc đơn giản là sống nhau. Vì vậy, việc trong nhà bạn có một bé mèo nhiễm FIV hoàn toàn không đồng nghĩa với việc tất cả những đứa khác cũng bị. Vậy nên nếu muốn xác định sức khỏe của tất cả mèo trong nhà, bạn cần làm xét nghiệm cho từng cá nhân.

Điều trị FIV

Theo Trung tâm y tế về mèo của trường Đại học Cornell, một chú mèo dương tính với FIV có thể sống trung bình 5 năm sau khi được chẩn đoán.

Thực ra, không có cách điều trị cụ thể nào cho căn bệnh này. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra cho mèo cưng của bạn một chương trình quản lý để tránh lây nhiễm cho những chú mèo khác. Ngoài ra, họ sẽ kết hợp điều trị khi mèo có biểu hiện nhiễm trùng thứ cấp. Thông thường, nhiễm trùng thứ phát cuối cùng sẽ lấy đi mạng sống của mèo nhiễm FIV.

Đối với những chú mèo chưa có biểu hiện bệnh, chương trình quản lý bệnh mà bác sĩ đề ra cho chúng chỉ là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung thêm vitamin, chất chống oxy hóa cùng với các axit béo như omega 3, omega 6. Bên cạnh đó là tích cực điều trị dấu hiệu nhiễm trùng khác khi chúng phát bệnh.

Phòng ngừa lây nhiễm FIV cho mèo

Vì những chú mèo được tự do ra ngoài sẽ có khả năng lây nhiễm cao hơn nên quản lý mèo trong nhà là cách tốt nhất để bảo vệ mèo.

BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở MÈO (FIV) 5Khi boss ở nhà, em ấy có thể tránh được nhiều căn bệnh rất nguy hiểm (Ảnh: Petfinder)

Có vacxin ngừa FIV nhưng hiệu quả của nó không được như mong đợi. Vì vậy, phương pháp này ít được sử dụng.

Nguồn tham khảo: The Spruce Pets

Đọc thêm

 2184   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU