MÈO BỊ RẬN: NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT VÀ CÁCH XỬ LÝ
26/06/2020 31040 0
Nếu một ngày bạn phát hiện trên lông mèo có những đốm đen li ti, thì hãy kiểm tra xem có phải là mèo bị rận không nhé.
- Các loại bệnh cần được tiêm phòng khi nuôi mèo
- MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
- TOP 3 BỆNH RĂNG MIỆNG Ở MÈO PHỔ BIẾN HÀNG ĐẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT
Rận mèo không quá phổ biến như ve và bọ chét. Chúng không thể lây lan giữa các loài khác nhau nhưng có thể lây từ mèo qua mèo. Một khi mèo bị rận có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bé nhiễm sán dây nếu không được điều trị.
Rận mèo là gì?
Rận mèo thường giống như những đốm đen hoặc trắng li ti trên lông mèo (Ảnh: Printerest)
Rận mèo khác với chấy rận trên người. Chúng là một loài rất đặc trưng và không thể lây từ loài này qua loài khác. Chỉ có một loài rận có thể lây nhiễm cho mèo là: Felicola Subrostrata.
Chúng có thể gây các kích ứng trên da tương tự như ve và bọ chét. Rận mèo cắn và hút máu trên da mèo khiến chúng ngứa ngáy và gãi liên tục. Rận mèo thường tấn công vào các vùng đầu, tai, háng, đuôi và hậu môn.
Dấu hiệu mèo bị rận
Mèo bị rận thường rất ngứa ngáy và gãi nhiều (Ảnh: Pet Care Pal)
Bạn có thể dễ dàng nhận biết sự có mặt của các sinh vật nhỏ này bằng cách vạch lông mèo và tìm kiếm chúng. Bạn có thể tìm thấy trứng, ấu trùng và cả rận trưởng thành trên lông mèo. May mắn hơn, bạn còn được chứng kiến họ hàng nhà rận di chuyển trên lông mèo. Dưới đây là một vài dấu hiệu mèo bị rận mà bạn nên biết:
-
Gãi quá nhiều và có hành động cắn lên da
-
Rụng lông (thường gặp nhất là vùng tai, cổ, háng và khu vực hậu môn) hoặc lông khô rối
-
Xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng hoặc nâu trên da và lông (nhất là phần gốc lông gần da
Nguyên nhân khiến rận tấn công mèo
Rận mèo không thể lây từ một loài nào khác sang mèo nhưng trong một số tình huống, chúng có thể lây từ mèo sang mèo:
-
Môi trường sống kém vệ sinh
-
Vì lý do nào đó mà mèo không thể tự liếm lông
-
Tiếp xúc với một bé mèo bị rận khác
-
Tiếp xúc với đồ dùng của bé mèo nhiễm rận khác
Chẩn đoán
Chẩn đoán rận trên mèo khá dễ dàng và được thực hiện bằng cách quan sát bằng mắt rận hoặc trứng rận trên lông mèo. Rận trưởng thành có 6 chân, không có cánh. Trứng rận thường dính trên các sợi lông và có dạng chấm trắng nhỏ.
Xử lý và điều trị rận trên mèo
Rận mèo sẽ bị tiêu diệt nếu bạn áp dụng những lời khuyên này
Cách ly mèo nếu bạn đang nuôi nhiều hơn 1 bé mèo
Vì rận mèo có thể lây trực tiếp từ mèo qua mèo, vì vậy, cách ly mèo bị rận là hết sức cần thiết. Bạn nên cách lý bé trong một phòng nhỏ, ít đồ đạc để việc vệ sinh đồ đạc được giảm xuống.
Thuốc điều trị
Thuốc nhỏ rận là một phương án điều trị khá an toàn và rất hiệu quả cho mèo (Ảnh: Dr Fox)
Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những loại thuốc nhỏ rận, thuốc xịt kết hợp cùng sữa tắm trị rận phù hợp. Chúng sẽ giúp bạn đánh bay rận mèo trưởng thành và trứng rận một cách nhanh chóng.
Cạo lông mèo
Nếu lông mèo bị khô xơ, bác sĩ thú y có thể khuyên bạn nên cạo bỏ phần lông này.
Phục hồi sau khi điều trị và phòng ngừa rận mèo quay lại
Bạn đừng quên quay lại phòng khám kiểm tra cho mèo để bảo đảm việc điều trị đang hữu hiệu. Nhất là để phát hiện sớm những phản ứng tiêu cực với thuốc của mèo.
Để ngăn ngừa tái phát, hãy làm sạch nhà cửa để xử lý trứng và rận trưởng thành ẩn náu. Đừng quên vệ sinh tất cả đồ dùng của mèo.
Nếu mèo cưng không thể tự liếm lông, có lẽ bạn nên hỗ trợ em ấy làm sạch cơ thể. Tắm và chải lông thường xuyên cũng giúp ngăn chặn sự tấn công của lũ rận mèo trong tương lai.
Trên đây là những thông tin bạn nên biết về rận mèo. Nếu mèo bị rận, bạn hãy tham khảo những lời khuyên này nhé!
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!