CÁC LOẠI GIUN SÁN Ở MÈO MÀ NGƯỜI NUÔI MÈO NÊN BIẾT
27/05/2020 6795 0
Bạn có biết có bao nhiêu loài ký sinh trùng nội có thể tấn công mèo? Cùng tìm hiểu về các loại giun sán ở mèo để phòng ngừa cho boss nhé!
- Các loại bệnh cần được tiêm phòng khi nuôi mèo
- MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
- TOP 3 BỆNH RĂNG MIỆNG Ở MÈO PHỔ BIẾN HÀNG ĐẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT
Mèo có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh từ môi trường thông qua ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đây chính là các loại giun sán ở mèo luôn chực chờ tấn công boss nhà bạn. Cùng tìm hiểu chúng là gì nào!
Giun tròn ở mèo có hình dáng giống như sợi mì ý (Ảnh: PetCoach)
Giun tròn là một trong các loại giun sán ở mèo phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển và đạt độ dài khoảng 4,62- 12,7cm khi trưởng thành. Hình dáng của giun tròn trông giống như sợi mì ý.
Chúng có thể lây truyền trong quá trình nuôi mèo, do chủ cho mèo ăn phải thịt động vật có nhiễm giun tròn hoặc mèo tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh khác.
Sán dây đang chui ra khỏi hậu môn mèo (Nguồn: Youtube)
Kể đến các loại giun sán ở mèo thì chắc chắn không nên bỏ qua sán dây. Sán dây ở mèo phân đoạn ngắn, dài và phẳng. Từng đoạn ngắn của sán dây trông như hạt gao. Độ dài tổng thể của sán dây có thể lên đến 20,32cm. Sán dây tấn công mèo khi mèo gặp hoặc ăn phải động vật đang mang trứng sán dây như chim hoặc bọ chét.
Giun móc
Giun móc rất nguy hiểm, nhất là với mèo con (Ảnh: Advantage Petcare)
Trong các loại giun sán ở mèo thì giun móc là loại giun có kích thước nhỏ nhất. Giun móc cũng khá phổ biến và thường nằm ở ruột non của mèo. Chiều dài của giun móc có thể đạt đến khoảng 2,5cm và hút máu vật chủ. Chính vì lý do này mà chúng gây thiếu máu cho mèo, đe dọa tính mạng dù mèo bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, mèo con bị nhiễm giun móc là nguy hiểm nhất.
Giun móc có thể truyền qua phân và có khả năng lây nhiễm cho động vật hoặc người khác.
Giun tóc
Giun tóc ở mèo (Ảnh: TroCCAP)
Giun tóc có chiều dài ngắn nhất trong các loại giun sán ở mèo. Chúng chỉ dài khoảng 0,6cm và thường nằm ở ruột già và đại tràng của mèo. Giun tóc có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến những cơ quan này và được coi là một trong những loại giun có hại nhất.
Giun tim
Giun tim trong tim mèo (Ảnh: Clinician's Brief)
Đúng như cái tên của mình, giun tim sống trong tim mèo và động mạch phổi. Giun tim lây truyền nhờ những con muỗi bị nhiễm bệnh. Chúng di chuyển khắp nơi trong cơ thể trong khoảng 6 tháng trước khi dừng lại trong hệ tuần hoàn. Điểm khác biệt của giun tim với các loài giun sán ở mèo khác là nó chỉ bị nhiễm thông qua vết cắn của muỗi nhiễm bệnh chứ không lây giữa mèo và mèo hay giữa các loài.
Mặc dù có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng mèo vẫn có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trong các loại giun sán ở mèo thì 2 loại mà các bác sĩ thú y thường gặp nhất chính là giun tròn và sán dây. Nếu được phòng ngừa và điều trị kịp thời thì những loại ký sinh trùng nội này không quá nguy hiểm với mèo. Hãy tẩy giun định kỳ theo lịch hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho mèo và cả gia đình bạn nhé!
Nguồn tham khảo: prestigeanimalhospital
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!