KHÔNG THỂ CHỮA KHỎI KHI MÈO MẮC BỆNH - ĐÂY CHÍNH LÀ 5 CĂN BỆNH NGUY HIỂM NHẤT Ở MÈO
15/03/2020 1580 0
Lý do những bệnh này thuộc nhóm nguy hiểm nhất với mèo là vì một khi mắc bệnh, mèo sẽ không thể vượt qua được. Mèo hoang và mèo nhà được thả rong có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với mèo chỉ ở trong nhà.
- Các loại bệnh cần được tiêm phòng khi nuôi mèo
- MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
- TOP 3 BỆNH RĂNG MIỆNG Ở MÈO PHỔ BIẾN HÀNG ĐẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT
5 căn bệnh này sẽ tước đi sinh mạng của mèo khi bé không may nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể để bảo vệ mèo trước những căn bệnh nguy hiểm này bằng các mũi tiêm phòng. Cùng tìm hiểu những căn bệnh nguy hiểm với mèo dưới đây nhé!
1. Bệnh bạch cầu ở mèo - Feline Leukemia (FeLV)
Bệnh FeLV rất dễ lây lan và cực kì nguy hiểm (Ảnh: PetCoach)
Bệnh bạch cầu ở mèo là một bệnh lây qua nước tiểu, nước mũi và nước bọt. Mèo có thể bị lây bệnh qua vết cắn, ăn uống chung một chén hay chỉ đơn giản là sống cùng một nhà. Ngoài ra, nó còn có thể truyền từ mèo mẹ cho mèo con và mèo con có khả năng mắc bệnh cao hơn mèo trưởng thành.
Có những bé mèo sẽ lập tức phát bệnh khi nhiễm virus nhưng cũng có nhiều trường hợp mèo không có triệu chứng nào dù đã nhiễm virus vài tuần.
Tác động của bệnh đến sức khỏe mèo
Bệnh bạch cầu ở mèo có thể dẫn đến một số tình trạng như:
-
Nhiễm trùng toàn hệ thống
-
Tiêu chảy
-
Nhiễm trùng da
-
Bệnh về mắt
-
Nhiễm trùng đường hô hấp
-
Nhiễm trùng bàng quang
-
Vô sinh
-
Thiếu máu
-
Dẫn đến ung thư.
Bất kỳ bệnh mãn tính nghiêm trọng nào cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh bạch cầu ở mèo.
Không có cách nào có thể điều trị bệnh bạch cầu ở mèo nhưng một tin vui là căn bệnh này bài có thể phòng ngừa dễ dàng với vắc xin. Bạn chỉ cần duy trì một môi trường sống sạch sẽ và tiêm ngừa đúng lịch hẹn của bác sĩ thú y là đã có thể để bảo vệ mèo khỏi căn bệnh nguy hiểm này rồi đấy!
2. Bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo - FIV
Nếu được điều trị tích cực khi nhiễm FIV, mèo vẫn sống thêm nhiều năm nữa dù không thể chữa khỏi (Ảnh: Icatcare)
Tương tự như bệnh bạch cầu ở mèo, FIV lây truyền chủ yếu thông qua vết cắn. Mèo hoang và những chú mèo nhà được tự do ra ngoài có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Tuy nhiên, FIV không lây lan khi mèo ăn uống cùng nhau hoặc có những tiếp xúc thông thường. Mặc dù mèo mẹ có khả năng truyền bệnh cho con nhưng điều này cũng rất hiếm khi xảy ra.
Tác động của bệnh đến sức khỏe mèo
FIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể mèo, từ đó tạo cơ hội cho các bệnh khác tấn công. Cuối cùng, mèo sẽ chết vì những bệnh cơ hội đó. Những bé mèo không may mắc bệnh FIV thường tăng nguy cơ mắc các bệnh dưới đây:
-
Nổi hạch
-
Loét lưỡi
-
Viêm nướu
-
Sụt cân về lâu dài
-
Bệnh về da và lông
-
Tiêu chảy
-
Thiếu máu
-
Bệnh về mắt
-
Ung thư
Mèo khi nhiễm bệnh FIV có thể sống đến vài năm sau đó nhưng không thể chữa khỏi. Vacxin ngừa bệnh FIV vẫn đang gây ra nhiều tranh luận về tác động của nó đến sức khỏe mèo. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ mèo là không nên cho mèo tự đi đi ra ngoài để tránh bị lây nhiễm từ mèo hoang.
3. Bệnh suy thận
Bệnh thận cũng thuộc nhóm bệnh không thể chữa khỏi được và thường được phát hiện trên mèo trưởng thành hoặc hơi lớn tuổi một chút (Ảnh: PetMD)
Suy thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mèo già. Nguyên nhân gây ra bệnh thận bao gồm tuổi tác, di truyền và các yếu tố môi trường như ăn phải các chất độc hại. Có hai dạng suy thận ở mèo là: cấp tính và mãn tính.
-
Suy thận cấp tính là khi chức năng thận đột ngột dừng lại.
-
Suy thận mãn tính là chức năng thận bị suy giảm theo thời gian.
Tác động của bệnh với sức khỏe mèo
Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi mèo mắc bệnh thận:
-
Mèo đi tiểu nhiều
-
Khát nước và uống nhiều nước hơn
-
Buồn nôn, nôn mửa
-
Nghiến răng hoặc nứt nẻ răng trong hàm
-
Có dấu hiệu bị mất nước
-
Táo bón
-
Mèo chán ăn
-
Sụt cân
-
Hôi miệng (mùi amoniac)
-
Mèo có vẻ ủ rũ và ít chán nản hơn.
Bệnh thận ở mèo có thể được chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu. Mặc dù không thể chữa khỏi nhưng điều trị với thuốc và một chế độ ăn lành mạnh sẽ làm giảm tốc độ phát triển bệnh. Những bé mèo bị thận khi được điều trị tích cực có thể sống sót trong thời gian dài.
4. Bệnh Feline Panleukopenia
Một em mèo nhiễm bệnh FeLV (Ảnh: Best Friends Animal Society)
Đây cũng là một bệnh do virus gây ra và cực dễ lây lan ở mèo. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất chính là mèo con, thông thường chúng đều sẽ chết kể cả khi được điều trị sau khi đã mắc bệnh. Bệnh Feline Panleukopenia có thể lây qua dịch cơ thể, phân, bọ chét và cả thức ăn, nước uống, khay cát vệ sinh hay quần áo.
Tác động của bệnh đến sức khỏe của mèo
Bệnh này tác động đến đường ruột và hệ thống miễn dịch của cơ thể mèo. Khi mắc bệnh, mèo sẽ có triệu chứng:
-
Có khả năng bị tiêu chảy, nôn mửa, mất nước
-
Suy dinh dưỡng
-
Thiếu máu
-
Chán ăn, ủ rũ
-
Đặc biệt có hành vi cắn đuôi và chân sau của mình
Căn bệnh này cực kì nguy hiểm và cần được điều trị rất tích cực bởi vì mèo có thể chết trong một ngày khi có cơn co thắt. Bác sĩ thú y sẽ truyền máu, kháng sinh và tiêm thêm vitamin để giúp bé chống lại căn bệnh này. Rất may là bệnh Feline Panleukopenia đã có vacxin ngừa bệnh (đã bao gồm trong mũi vacxin 4 bệnh). Vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên tiêm phòng đầy đủ và giữ mèo trong nhà để hạn chế khả năng lây nhiễm.
5. Bệnh dại
Mèo có thể lây bệnh dại cho người thông qua vết cắn (Ảnh: Bring Me The News)
Điều khiến bệnh dại trở nên nguy hiểm là do bệnh không truyền từ mèo sang mèo mà truyền sang người thông qua vết cắn của chúng.
Tác động của bệnh với sức khỏe mèo
Bệnh dại làm cho mèo bị suy nhược và tấn công lên hệ thần kinh của chúng. Ủ bệnh lâu từ 2 - 5 tuần bên trong cơ thể mèo và tiến triển chậm. Các triệu chứng của một em mèo bị dại thường là:
-
Viêm kết mạc
-
Cau có
-
Chảy nước dãi
-
Sốt
-
Có nhiều hành vi lạ
-
Trầm cảm
-
Sụt cân
Cũng như các căn bệnh trên, bệnh dại cũng không thể chữa được. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho boss là cho em ấy tiêm phòng đầy đủ và giữ mèo tránh tiếp xúc với những bé mèo nhiễm bệnh khác.
Trên đây là 5 căn bệnh nguy hiểm nhất với mèo và không thể chữa khỏi. Tốt hơn hết, là một người nuôi mèo có trách nhiệm, bạn nên tiêm ngừa đầy đủ cho mèo để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, giữ mèo ở nhà không cho ra ngoài vẫn là một cách bảo vệ mèo hiệu quả.
Nguồn tham khảo: animlaplanet
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!