NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở MÈO CON
08/01/2020 4881 0
- Các loại bệnh cần được tiêm phòng khi nuôi mèo
- MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
- TOP 3 BỆNH RĂNG MIỆNG Ở MÈO PHỔ BIẾN HÀNG ĐẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT
1. Nhiễm trùng đường hô hấp.
Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh thường gặp trên mèo con. Dấu hiệu dễ thấy nhất là:
- Sốt
- Ho, hắt hơi, chảy nước mũi (dịch trong/ dịch đục trắng / dịch xanh), chảy nhiều nước mắt hoặc có ghèn.
- Mèo con kèm theo các triệu chứng chán ăn hoặc bỏ ăn (vẫn có một số mèo ăn uống bình thường), lười vận động.
Cần lưu ý, nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây truyền từ mèo này sang mèo khác. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trên đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus. Mèo con được chăm sóc tốt sẽ hồi phục và khỏe mạnh sau 2 tuần.
2. Tiêu chảy.
Ngoài nhiễm trùng hô hấp, bệnh trên đường tiêu hóa cũng là một trong những bệnh thường gặp trên mèo. Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy trên mèo con có thể do rối loạn tiêu hóa do thay đổi thức ăn, kí sinh trùng đường ruột,vi khuẩn, virus.
Rối loạn tiêu hóa
Khi mới về nhà mới, việc tách mẹ sẽ làm mèo con bị stress (do thay đổi môi trường sống) đồng thời các cơ quan trong cơ thể mèo con chưa hoàn thiện dễ làm cho mèo con bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này cần phải giảm stress cho mèo con và cho mèo ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi.
Kí sinh trùng đường ruột
Mèo cần được tẩy giun sán định kì. Giun tròn và giun móc là kí sinh trùng đường ruột phổ biến trên mèo. Nhiều mèo con nhiễm giun qua sữa mẹ nếu mèo mẹ không được tẩy giun thường xuyên. Môi trường sống cũng là nguyên nhân dẫn đến mèo bị nhiễm giun. Ngoài ra, sán dây và cầu trùng cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của ký sinh trùng đường ruột ở mèo con là còi cọc, kém hoạt bát và bị tiêu chảy ói – khi tình trạng tiêu chảy ói xuất hiện nhiều lần cần được đưa đến bác sỹ thú y ngay khi có thể.
Vi khuẩn và virus
Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường làm mèo mất sức rất nhanh. Mèo con sẽ yếu ớt, mất nước do tiêu chảy - ói, hạ thân nhiệt, nặng hơn mèo con sẽ hôn mê. Lúc này, sự can thiệp của bác sĩ thú y là cần thiết nhằm hỗ trợ cũng như đưa ra các chẩn đoán chính xác giúp cho mèo khỏe mạnh.
3. Ghẻ tai
Mọi lứa tuổi mèo đều có thể bị ghẻ tai. Ghẻ tai thường gặp trên mèo là Otodectes cynotis. Vòng đời của ghẻ tai hầu hết ở trong ống tai, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với một mèo khác có ghẻ tai. Mèo con thường bị lây từ mèo mẹ.
Mèo có dấu hiệu ngứa, lắc đầu, hay dùng chân cào vào tai, có những đốm nhỏ màu đen/nâu ở tai.
Nhìn chung, ghẻ tai dễ điều trị và có thể phòng tránh được.
4. Bọ chét
Mèo con hay nhiễm bọ chét từ mẹ lây sang. Bọ chét hút máu khiến mèo con bị thiếu máu. Bọ chét cũng có thể truyền bệnh cho mèo con khiến kích ứng da, nặng hơn làm mèo nhiễm khuẩn phụ nhiễm, nhiễm kí sinh trùng máu.
Vòng đời bọ chét nhanh, dễ sinh sôi và phát triển nên việc phòng và điều trị bọ chét cần được thực hiện ra liên tục và tích cực. Ngoài trị bọ chét trên mèo con, cũng cần diệt trứng và bọ chét ở ngoài môi trường sinh sống tránh khả năng tái nhiễm bọ chét.
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!