NỖI KHIẾP SỢ CỦA NGƯỜI NUÔI MÈO - MÈO BỊ GIẢM BẠCH CẦU

09/04/2020  4455   0

Mèo bị giảm bạch cầu thực sự là một nỗi khiếp sợ với người nuôi mèo khi nhắc đến, nhất là những người đã từng trải qua. Lý do vì sao? Một khi mèo mắc bệnh, chúng sẽ chết rất nhanh trong vòng vài ngày và lây lan nhanh chóng cho tất cả mèo sống cùng nhà. Hậu quả là nhiều người nuôi mèo phải chịu đựng cảnh từng đứa con mình chết dần mà không thể cứu kịp.

Virus Feline Panleukopenia (FPV) chính là nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu. Nó thực sự rất nguy hiểm không chỉ vì tính chất của bệnh mà còn vì mức độ lây lan chóng mặt của nó.vì không chỉ đe dọa tính mạng của một bé mèo mà còn có thể gây chết cho cả quần thể mèo nếu tiếp xúc. Virus panleukopenia nhanh chóng làm tấn công các tế bào máu phân chia trong cơ thể, chủ yếu là các tế bào trong đường ruột, tủy xương và da mèo. Bằng cách này, virus gây ra tình trạng thiếu máu và khiến cơ thể mèo bị nhiễm trùng thông qua các bệnh khác do virus hoặc vi khuẩn. Rất may mắn là chúng ta có thể phòng ngừa virus này bằng vacxin.

NỖI KHIẾP SỢ CỦA NGƯỜI NUÔI MÈO - MÈO BỊ GIẢM BẠCH CẦU 2

Bệnh giảm bạch cầu có thể gây ra cái chết hàng loạt cho một quần thể mèo (Ảnh: Highland veterinary clinic)

Trên thực tế, trong nhóm mèo không được tiêm phòng thì đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Cả đàn mèo hoặc những chú mèo sống gần trong một khu vực có thể chết rất nhanh. Không dừng lại ở đó, virus này còn có thể tồn tại rất lâu, có thể lên đến một năm hoặc có thể hơn trong môi trường bị nhiễm.

Những bé mèo con từ 2 – 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, cũng như mèo bầu và mèo mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Thông thường những trường hợp mèo trưởng thành bị bệnh giảm bạch cầu có cơ hội chữa khỏi cao hơn và khi mắc bệnh cũng nhẹ hơn. Một khi mèo có thể vượt qua bệnh giảm bạch cầu, chúng sẽ miễn nhiễm với loại virus này.

Triệu chứng mèo bị giảm bạch cầu

  • Nôn ói
  • Tiêu chảy, có thể kèm máu
  • Mất nước
  • Sụt cân
  • Sốt cao
  • Thiếu máu (do hồng cầu bị tấn công)
  • Lông có dấu hiệu thô ráp
  • Chán nản, xuống tinh thần
  • Không còn hứng thú với thức ăn
  • Hay trốn tránh
  • Xuất hiệu vài triệu chứng thần kinh như cơ thể phối hợp không nhịp nhàng

Đối tượng dễ nhiễm bệnh

Mèo ở tất cả độ tuổi đều có thể mắc bệnh giảm bạch cầu nhưng những đối tượng dưới đây thường dễ bị hơn và khi bệnh lại nghiêm trọng và khó qua khỏi hơn.

  • Mèo con
  • Mèo mẹ mang thai
  • Mèo mắc bệnh suy giảm miễn dịch

Nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu

Virus Feline Panleukopenia (FPV) là nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu. Virus này cực kỳ dễ lây nhiễm, mèo có thể bị lây nếu tiếp xúc vơi máu, phân, nước tiểu hoặc các chất dịch cơ thể của mèo bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành trung gian truyền bệnh cho mèo nếu tiếp xúc với mèo bệnh và không rửa tay đúng cách, sau đó tiếp xúc với mèo khỏe.

NỖI KHIẾP SỢ CỦA NGƯỜI NUÔI MÈO - MÈO BỊ GIẢM BẠCH CẦU 3

Virus FPV có thể lây lan nhanh chóng khi mèo tiếp xúc nhau (Ảnh: PetCentral by Chewy)

Virus FPV tồn tại dai dẳng trên các bề mặt, vậy nên vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa mèo bị giảm bạch cầu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả khi đã làm sạch những nơi mèo bệnh từng tiếp xúc thì virus vẫn có thể có thể tồn tại trong môi trường. Bởi vì loại virus này có khả năng kháng thuốc khử trùng, quan trọng hơn là chúng có thể tồn tại trong môi trường đến 1 năm để chờ đợi cơ hội tấn công một con mèo khác.

Mèo con có thể bị lây bệnh từ mẹ khi còn ở trong bụng hoặc thông qua sữa khi bú mẹ. Mèo con bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ thường khó có cơ hội khỏi bệnh.

Điều trị bệnh giảm bạch cầu cho mèo

Mèo bị giảm bạch cầu tốt nhất nên được đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức để được nhập viện và điều trị. Mục tiêu đầu tiên khi điều trị là phục hồi lượng nước của cơ thể và cân băng điện giải. Việc điều trị cụ thể ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thực tế và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, mèo mắc bệnh thường sẽ được cách ly để tránh lây bệnh cho những con mèo khác.

Một chế độ chăm sóc và hỗ trợ tốt rất quan trọng trong thời điểm này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mèo. Một chú mèo mắc bệnh sau khi được xuất viện và không con triệu chứng bệnh vẫn nên được cách ly cho đến 6 tuần để đảm bảo an toàn cho những bé mèo khỏe trong nhà.

Điều mà bạn cần làm chắc chắn là vệ sinh kỹ lưỡng từng ngóc ngách trong nhà. Bạn nhớ lưu ý là virus này có thể còn tồn tại trên bề mặt. Vì vậy, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo bị giảm bạch cầu để bạn không trở thành trung gian truyền bệnh cho những bé mèo khác.

Nếu bé mèo được điều trị kịp thời, bé vẫn có nhiều cơ hội hồi phục hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, mèo cần vài tuần để trông khỏe mạnh lại như bình thường. Nhưng trên thực tế, nó là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có đến 90% mèo mắc bệnh sẽ tử vong.

NỖI KHIẾP SỢ CỦA NGƯỜI NUÔI MÈO - MÈO BỊ GIẢM BẠCH CẦU 1

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo bằng cách tiêm phòng vacxin cho mèo (Ảnh: Pets4homes)

Tóm lại, đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, virus gây bệnh lại tồn tại rất dai dẳng. Tất cả đồ đạc hay những nơi mèo bệnh từng tiếp xúc đều cần được làm sạch sâu. Và bạn nên nhớ rằng, bạn có thể không loại bỏ hết virus trên các bề mặt và khiến cho những chú mèo khỏe mạnh khác nhiễm bệnh nếu đến đây. Nhìn chung thì đến hiện nay cách ngăn ngừa mèo bị giảm bạch cầu hiệu quả nhất vẫn là tiêm vacxin. Đừng bỏ qua các mũi vacxin ngừa bệnh cho mèo bạn nhé!

Nguồn tham khảo: PetMD

Đọc thêm

 4455   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU