SÁN DÂY Ở MÈO
01/03/2020 6506 0
Bạn đã từng thấy chú mèo của mình chà xát mông của mình dưới sàn và lê bằng 2 chân trước chưa? Khi có dấu hiện này khả năng rất cao là mèo của bạn đã bị nhiễm sán dây, một loại sán có thể lây nhiễm thông qua con đường nuốt phải bọ chét có mang ấu trùng sán
- Các loại bệnh cần được tiêm phòng khi nuôi mèo
- MÈO BỊ SỔ MŨI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
- TOP 3 BỆNH RĂNG MIỆNG Ở MÈO PHỔ BIẾN HÀNG ĐẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT
Mèo của bạn không thường xuyên ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong nhà hoặc ở trong điều kiện môi trường sạch sẽ thì chúng vẫn có nguy cơ lây nhiễm giun sán, nhất là là sán dây – nguy hiểm với mèo và cả người.
Sán dây thực tế trông như thế này:
Dưới đây là những nguyên nhân khiến mèo bị nhiễm sán dây:
- Mèo nhiễm bọ chét hoặc bị nhiễm từ con vật khác. Khi chúng chải chuốt, vệ sinh bộ lông và vô tình đưa bọ chét vào miệng. Có khoảng 50% số lượng bọ chét nằm ở lông mèo và được đưa vào cơ thể trong quá trình mèo vệ sinh, làm sạch.
- Mèo cũng có thể bị lây sán dây thông qua bắt chuột, ăn thịt sống.
Mèo có thể bị nhiễm sán dây bằng việc nuốt phải bọ chét mang ấu trùng sán dây (ảnh minh hoạ: VCA Animal Hospitals)
Khi mèo nuốt bọ chét vào trong ruột, ấu trùng sán dây được phóng thích và phát triển thành sán trưởng thành. Sán dây trưởng thành dài đến vài mét và có thể sống trong ruột mèo nhiều tháng. Trứng sán dây tập trung ở đốt già rồi rụng và bị bài thải theo phân ra ngoài. Khi ra ngoài môi trường, đốt sán vẫn còn di động trong một thời gian dài và có hình dạng như hạt gạo di chuyển xung quanh khu vực hậu môn hoặc trong phân mèo. Vì điều này nên mèo luôn cảm thấy khó chịu và thường xuyên "chà xát" vùng hậu môn xuống đất để giảm ngứa.
Mèo nhiễm sán dây sẽ sụt cân và mệt mỏi, tuy nhiên không phải chú mèo nào cũng có biểu hiện rõ hoặc xuất hiện triệu chứng như thế. Do đó, bạn nên thường xuyên tẩy giun sán và diệt bọ chét định kỳ cho mèo để bảo vệ mèo và gia đình bạn.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc dùng trong phòng ngừa và điều trị sán dây ở mèo ở dạng uống (thuốc viên hoặc dung dịch) hay ở dạng nhỏ gáy. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn chọn sản phẩm phù hợp nhé.
Bài viết sử dụng tài liệu nội bộ của Viphavet - Công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!