TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC PHỐI MÈO MUNCHKIN VỚI NHAU?

13/12/2020  20399   0

Bạn có biết vì sao không được phối mèo Munchkin với nhau hay không? Tìm hiểu ngay để không phạm sai lầm này khi nhân giống bạn nhé!

Mèo Munchkin chân ngắn có giá trị cao và rất được yêu thích bởi hình dáng nấm lùn của mình. Tuy nhiên, khi nhân giống mèo chân ngắn Munchkin, người nhân giống phải cho phối giống mèo nấm lùn này với một giống mèo khác như mèo Anh lông ngắn chẳng hạn. Điều này khiến tỉ lệ mèo con có đôi chân ngắn giảm xuống đáng kể. Vậy tại sao họ không phối mèo chân lùn Munchkin với nhau để ra tỉ lệ mèo con chân ngắn cao hơn? 

Xét về góc độ di gen của mèo Munchkin

TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC PHỐI MÈO MUNCHKIN VỚI NHAU? 1

Mèo Munchkin rất được yêu mến bởi đôi chân ngắn (Ảnh: Youtube)

Gen cho ra đôi chân ngắn trên mèo Munchkin là gen trội. Đối với gen này, các phôi đồng hợp tử sẽ không tồn tại được và không thể phát triển trong tử cung của mèo mẹ. Chỉ có các phôi dị hợp tử với gen munchkin với có khả năng tồn tại được. Cũng chính vì lý do này mà để có một lứa mèo chân lùn Munchkin ra đời, chúng phải được sinh ra từ một bé mèo bố hoặc mẹ là chân ngắn cùng với bố hoặc mẹ thuộc giống mèo khác. Và trong đàn này sẽ có những bé mèo có đôi chân ngắn và chân có độ dài bình thường. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề phối giống 2 bé mèo có chân ngắn.

Với kiểu gen Mm hoặc mm, trong đó, “M” là đặc điểm chân ngắn và “m” là đặc điểm chân dài bình thường.

Khi cho phối một bé mèo nấm lùn Munchkin và một bé mèo bình thường:

Mm x mm

Chúng sẽ sinh ra một đàn con gồm:

0% MM - mèo chết trong bụng mẹ do là phôi đồng hợp tử M và M.

50% mm - mèo con có đôi chân dài bình thường.

25% Mm - mèo con là mèo chân lùn mang dị hợp tử M và m.

Đây là cách phối mèo Munchkin đẹp và khỏe mạnh cũng như được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, chỉ có 25% khả năng sinh ra mèo con chân ngắn nên nhiều người thường bất chấp và cho lai hai chú mèo cùng giống Munchkin để tỉ lệ ra mèo con chân ngắn cao hơn.

Khi cho phối hai bé mèo cùng là Munchkin giao phối với nhau:

Mm x Mm

Chúng có thể sẽ sinh ra một đàn con:

25% MM - một bé mèo chân ngắn nhưng không thể sống được vì có đồng hợp tử gen trội của chân ngắn M và M.

50% Mm - mèo chân ngắn mang dị hợp tử M và m.

25% mm - mèo bình thường có đồng hợp tử gen lặn m và m.

Bạn có thể thấy nếu cho phối hai chú mèo Munchkin thì tỉ lệ sinh ra mèo có chân ngắn rất cao (50%) nhưng có đến 25% mèo mang đồng hợp tử MM, chúng sẽ không thể nào tồn tại được dù mới chỉ ở trong bụng mẹ. Điều này chính là lý do phép lai giữa cùng giống của giống mèo này không được ủng hộ. Nó sẽ vô tình tạo ra những chú mèo không thể sống sót. Đây cũng là một hành vi được cho là vô đạo đức trong nhân giống!

TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC PHỐI MÈO MUNCHKIN VỚI NHAU? 2

Mèo Munchkin nên được nhân giống với mèo chân dài bình thường (Ảnh: Kitty Wise)

Xét về sức khỏe

Gen chân ngắn là một loại đột biến gen. Mặt khác, một số nhà nhân giống còn cảnh báo rằng đây là một loại “gen chết chóc”. Vì như đã phân tích ở trên, khi mèo con có bản sao M - gen chân ngắn của cả bố và mẹ thì chắc chắn mèo con sẽ không sống nổi. 

Mặt khác, do là đột biến gen nên việc giao phối giữa chúng sẽ sinh ra một lứa con không khỏe mạnh. Một số mèo con bị dị dạng, một số có thể không đi lại được và thậm chí là chết khi còn quá nhỏ. Vậy nên, tuyệt đối không nhân giống bằng cách cho phối hai chú mèo con cùng thuộc giống Munchkin với nhau để có thể cho ra đời những lứa mèo con khỏe mạnh và có đôi chân ngắn đáng yêu.

Giờ thì bạn đã biết lý do vì sao không được nhân giống hai chú mèo Munchkin với nhau. Bạn nghĩ sao về hành động cố ý phối giống mèo có chân ngắn với nhau để tăng tỉ lệ mèo con chân ngắn nhằm tăng giá trị mèo con của một số ít người? Cùng chia sẻ ý kiến của bạn dưới đây nhé!

Đọc thêm

 20399   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU