BẠN ĐÃ TỪNG NGHE ĐẾN RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OCD) Ở MÈO?
27/06/2020 2128 0
Bạn đã từng biết đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người? Dạng rối loạn này cũng xảy ra ở mèo. Đây là gì?
- Các loại thức ăn mà mèo yêu thích
- Làm sao để biết mèo bị thừa cân, mập ú u ?
- CÓ THỂ NUÔI BAO NHIÊU MÈO LÀ PHÙ HỢP ?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo khiến mèo có những hành vi gây tổn hại đến cơ thể. Hãy xem thử những dấu hiệu của hội chứng này dưới đây để biết mèo cưng của bạn có mắc phải hay không.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo
OCD là một rối loạn trong hành vi ở mèo (Ảnh: iheartcats)
Rối loạn ánh ảnh cưỡng chế thường hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng bức được viết tắt là OCD (Obsessive-Compulsive Disorder). Đây là một rối loạn trong hành vi khiến mèo phải thực hiện một vài hành vi một cách vô lý. Những hành vi này thường là bất thường, lặp đi lặp lại, mang tính phóng đại nhưng không phục vụ cho mục đích gì cụ thể. Thậm chí, những hành vi kỳ lạ này còn có thể làm tổn hại đến bản thân mèo.
Thật ra không có nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo. Tuy nhiên, OCD xảy ra nhiều hơn ở một số giống mèo nhất định. Mặc dù không chắc chắn nhưng OCD có thể mang tính di truyền.
Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo
Mèo bị OCD thường có những hành vi khá khó hiểu và không phục vụ cho mục đích nào chính đáng (Ảnh: iheartcats)
Một bé mèo bị OCD thường làm nhiều hành vi ám ảnh cưỡng chế. Một số mèo OCD sẽ có nhiều hành vi bất thường trong khi số khác thường thực hiện đúng một vài hành vi ám ảnh chính.
-
Liếm lông quá nhiều cũng là một dấu hiệu phổ biến của OCD. Chúng thường liếm lông quá mức, thậm chí là nhai lông khiến lông rụng nhiều rõ rêt.
-
Một vài bé mèo bị ám ảnh với việc liếm hoặc nhai trên vải.
-
Đuổi theo đuôi hoặc tự làm đau cơ thể - hội chứng ngược đãi bản thân cũng có thể là một dấu hiệu của OCD.
-
Làm điều gì đó thường xuyên, lặp đi lặp lại và kêu lên cũng là một dấu hiệu tiềm năng của OCD.
-
Hội chứng Hyperesthesia Feline cũng thường xuất hiện ở mèo bị OCD. Nó còn được gọi là hội chứng gợn da hay co giật da ở phần lưng, rất nhạy cảm khi bị chạm phải hoặc khi kêu.
Những hành vi này thường xuất hiện bởi các hoạt động không thường xuyên ở mèo. Mặt khác, các hành vi này có thể được kích hoạt nhờ các yếu tố từ môi trường hoặc thể chất. Theo thời gian, những hành vi này sẽ trở nên cố định, chúng sẽ xảy ra mà không cần được kích hoạt như ban đầu. Những hành vi này có thể trở thành một cơ chế đối phó cho mèo trong tình huống căng thẳng hoặc lo lắng.
=> Hầu hết những hành vi bất thường này làm tổn thương đến sức khỏe của mèo nên mèo bị OCD cần được điều trị.
Chẩn đoán
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể được chẩn đoán bằng những xét nghiệm cụ thể. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về những hành vi của mèo để bắt đầu loại trừ. Nếu nghi ngờ hành vi bất thường là do một bệnh lý nào khác, mèo sẽ cần được xét nghiệm để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm không có gì bất thường thì có thể kết luận rằng mèo có bị OCD hay không.
Điều trị cho mèo bị OCD
Không có phương pháp điều trị OCD nhưng sẽ có những phương pháp hỗ trợ giúp mèo loại bỏ hành vi tổn hại bản thân (Ảnh: New Haven Pet Hospital)
Không có phương pháp nào có thể điều trị OCD nhưng bác sĩ thường có những cách có thể giúp mèo giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn những dấu hiệu trên.
Đầu tiên, bạn không nên can thiệp bằng cách làm dịu, an ủi hoặc thưởng cho mèo khi có hành vi ám ảnh cưỡng chế. Điều này có thể càng củng cố thêm những hành vi này và mèo sẽ làm nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên cố gắng tuân thủ một lịch sinh hoạt điều độ để mèo cảm thấy yên tâm và giảm căng thẳng.
Thuốc được kê đơn là rất quan trọng khi điều trị OCD cho mèo. Những loại thuốc này làm thay đổi các chất hóa học của não để làm giảm căng thẳng và thay đổi các hành vi rối loạn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến khích một vài chất bổ sung dinh dưỡng hoặc liệu pháp tự nhiên để giúp mèo giảm stress. Các chất bổ sung làm dịu thường được sử dụng là: tryptophan, L-Theanine, vitamins, and thảo dược.
Nếu bạn có một bé mèo bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ thú y trong thời gian điều trị. Không thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ. Phác đồ điều trị có thể được điều chỉnh nhưng chắc chắn, mọi thứ nên được thảo luận với bác sĩ thú y.
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!