BỆNH TĂNG NHÃN ÁP Ở MÈO: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

04/06/2020  5172   0

Bạn đã từng nghe đến bệnh tăng nhãn áp ở mèo chưa? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này ngay đây nào!

Bệnh tăng nhãn áp ở mèo có thể dẫn đến mù mắt khi không được điều trị kịp thời. Triệu chứng lại tương tự như các bệnh mắt khác nên người nuôi mèo rất khó nhận ra và thường nhầm lẫn với các bệnh mắt khác. Đây chắc chắn là một căn bệnh mà bạn nên biết khi nuôi mèo. Cùng tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp dưới đây nào!

Bệnh tăng nhãn áp ở mèo là gì?

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP Ở MÈO: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NH N VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 1

Bệnh tăng nhãn áp ở mèo (Ảnh: Cat World)

Bệnh tăng nhãn áp ở mèo cũng giống như ở người. Đó là tình trạng dịch lỏng ở mắt không thể chảy ra ngoài được. Sự tích tụ của chất lỏng này tạo ra áp lực lên dây thần kinh thị giác dẫn từ mắt đến não. Tổn thương thần kinh do áp lực này làm ngăn cản tầm nhìn bình thường của mèo. Nếu bệnh tiến triển thêm mà không được điều trị sẽ dẫn đến mù 1 phần hoặc toàn bộ mắt mèo. Bệnh tăng nhãn áp ở mèo có thể có ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên mắt tùy thuộc vào loại bệnh lúc mèo mắc phải

Theo ông Thomas Kern, bác sĩ thú y, phó giáo sư nhãn khoa tại khoa thú y thuộc Đại học Cornell cho biết: một khi tình trạng tăng nhãn áp xảy ra, nó không thể hồi phục, cuối cùng, cho đến khi những dấu hiệu lâm sàng của bệnh xuất hiện thì việc mất thị lực đáng kể sẽ xảy đến.

Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp ở mèo

Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở mèo thường rất tinh tế và xuất hiện dưới dạng các vấn đề về mắt. Vì vậy, người nuôi mèo khó nhận ra. Khi mắc bệnh, mèo thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Mắt đỏ
  • Mắt sưng
  • Mắt đục
  • Chảy nước mắt
  • Mất thị lực
  • Chán ăn
  • Dụi mắt liên tục

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp ở mèo

Trên thực tế, có hai loại bệnh tăng nhãn áp mà mèo có thể mắc phải là tăng nhãn áp nguyên phát và tăng nhãn áp thứ phát.

Bệnh tăng nhãn áp nguyên phát thường do di truyền và sẽ ảnh hưởng đến cả 2 mắt của mèo. Giống mèo Xiêm (Siamese) và mèo Miến Điện (Burmese) chính là 2 giống mèo dễ mắc loại bệnh này nhất. Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát thường rất hiếm khi xảy ra.

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP Ở MÈO: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NH N VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 3

Bệnh tăng nhãn áp thứ phát thường phổ biến hơn loại nguyên phát (Ảnh: IVC Journal)

Bệnh tăng nhãn áp thứ phát có thể ảnh hưởng đến cả 2 hoặc chỉ 1 bên mắt mèo và cũng là loại bệnh phổ biến về bệnh tăng nhãn áp mắt ở mèo hơn. Đối tượng thường gặp phải nhất là mèo già. Ngoài ra, loại này thường gặp phải khi mắt mèo bị chấn thương hoặc mắc các bệnh về mắt:

  • Viêm màng bồ đào hoặc nhiễm trùng nội nhãn nghiêm trọng dẫn đến những mảnh nhỏ và mô sẹo chăn góc thoát nước.

  • Trật khớp lệch trước ống kính trong mắt - ống kính rơi về phía trước và chặn góc thoát nước hoặc đồng tử khiến nước chất lỏng bị giữ lại phía sau ống kính mắt.

  • Các khối u gây tắc nghẽn vật lý của góc mống mắt.

  • Chảy máu nội nhãn - cục máu đông hình thành và chặn mất góc thoát nước gây tụ chất lỏng.

  • Hỏng ống kính mắt - ống kính mắt bị vỡ (thường là do chấn thương) sẽ khiến protein trong ống kính rò rỉ vào mắt, gây viêm, sưng và tắc góc thoát nước.

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP Ở MÈO: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NH N VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 2

Nếu bệnh phát triển mà không được điều trị, mèo có thể bị mù mắt (Ảnh: bestfriend)

Điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mèo

Nếu nghi ngờ mèo mắc bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra mắt cẩn thận, bao gồm: đo áp lực nhãn cầu và đánh giá dẫn lưu chất lỏng. Ngoài ra, có thể cần làm thêm siêu âm hoặc chụp X-quang để đánh giá tình trạng bệnh.

BỆNH TĂNG NHÃN ÁP Ở MÈO: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NH N VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 4

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh (Ảnh: CatTime)

Thuốc nhỏ mắt được kê theo toa thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mèo. Steroid và thuốc giảm đau theo toa cũng có thể cần để giúp mèo giảm đau và giảm áp lực.

Trong một số trường hợp, mèo cần được phẫu thuật và thực hiện liệu pháp cyclocry. Mục đích là giúp điều chỉnh tế bào kiểm soát quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt mèo. Thậm chí, nếu quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyến nghị loại bỏ nhãn cầu mèo.

Khi mèo có các triệu chứng trên đây, bạn nhớ cho mèo đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt nhé. Đừng lơ là khi thấy những dấu hiệu bất thường. Bệnh tăng nhãn áp ở mèo có thể khiến bé bị mù khi không được điều trị đấy. Hãy cẩn thận bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Cat Time

Đọc thêm

 5172   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU