MĂT MÈO BỊ ĐỤC - DẤU HIỆU CẦN ĐƯỢC LƯU Ý !

12/10/2020  21469   0

Đôi mắt là một trong những điểm cộng to lớn cho sự đáng yêu của loài mèo. Tuy nhiên, khi mắt mèo bị đục có phải là một vấn đề đáng lưu ý? Đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào? 

Mặc dù mắt không được xem là cơ quan quá quan trọng vì mèo vẫn có thế sống được nếu thiếu đi đôi mắt. Tuy nhiên, khi mất đi cơ quan này, mèo sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc điều hướng khi di chuyển và vận động. Một trong những dấu hiệu ở mắt khiến người nuôi mèo lo lắng chính là mắt mèo bị đục. Vậy nguyên nhân có thể đến từ đâu?

Những nguyên nhân có thể khiến mắt mèo bị đục

Đầu tiên, bạn cần xác định xem mắt mèo bị đục một bên hay cả hai bên. Đa phần trường hợp mắt mèo bị mờ đục ở một bên. Trông giống như có một đốm nhỏ như đám mây trong mắt mèo và có thể lan rộng ra.

Đây chính là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này:

  • Bệnh tăng nhãn áp

  • Đục thủy tinh thể

  • Bệnh Chlamydiosis ở mèo

  • Viêm kết mạc tăng bạch cầu ái toan ở mèo

Dù là bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì tình trạng này cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và có thậm chí là mù mắt nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những căn bệnh này dưới đây. 

1. Bệnh tăng nhãn áp ở mèo

MĂT MÈO BỊ ĐỤC - DẤU HIỆU CẦN ĐƯỢC LƯU Ý  2

Mắt mèo bị đục có thể do tăng nhãn áp (Ảnh: Jacksonville Humane Society)

Tăng nhãn áp là một tập hợp các bệnh lý và cuối cùng dẫn đến tăng nhãn áp (IOP). Thông thường bệnh đi kèm với sự thoái hóa của các dây thần kinh thị giác. Bên cạnh đó, còn có thủy dịch - một chất lỏng trong mắt tác động. Tăng nhãn áp gây ảnh hưởng đến sự thoát thủy dịch và gây tích tụ trong khoang trước của nhãn cầu.

Bệnh tăng nhãn áp nguyên phát rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân chính trong trường hợp này thường do hội chứng chuyển chất lỏng đi sai hướng (AHMS). Thủy dịch di chuyển vào thủy tinh thể (phần trong suốt phía trên cùng của mắt mèo) và tụ lại theo nhiều cách. Thường là nó sẽ tích tụ lại trong những khoảng trống nhỏ giữa thủy tinh thể và võng mạc hoặc trải ra ở đâu đó dẫn đến tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Bệnh này thường xảy ra ở mèo lớn tuổi và mèo cái thường bị ảnh hưởng nhiều hơn là mèo đực.

Bệnh tăng nhãn áp thứ phát lại phổ biến hơn nguyên phát. Bệnh này thường liên quan đến viêm màng bồ đào mãn tính hoặc do chấn thương gây ra trầy xước nhưng cũng có thể do u nội nhãn. Quan trọng nhất là bạn phải theo dõi các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp để bệnh không phát triển trầm trọng hơn.

Tình trạng này phát triển rất thầm lặng và dấu hiệu lâm sàng lại không rõ ràng. Vậy nên, tái khám định kỳ là rất quan trọng để phát hiện bệnh. Thông thường, triệu chứng tăng nhãn áp ban đầu dễ thấy nhất không phải là mắt mèo bị mờ đục mà là viêm màng bồ đào. Nghĩa là mèo sẽ bị đỏ và đau mắt, cũng như nhạy cảm với ánh sáng.

>> Đọc thêm về bệnh tăng nhãn áp ở mèo tại đây!

2. Đục thủy tinh thể ở mèo

MĂT MÈO BỊ ĐỤC - DẤU HIỆU CẦN ĐƯỢC LƯU Ý  1

Bệnh đục thủy tinh thể thường xảy ra ở mèo lớn tuổi (Ảnh: Wag!)

Đục thủy tinh thể là một phần hoặc toàn bộ mắt mèo bị đục. Thủy tinh thể lại chính là thấu kính cho phép mèo nhìn thấy đồ vật. Vì vây, khi mắc bệnh mà không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho mắt. Đục thủy tinh thể rất phổ biến ở mèo lớn tuổi. 

Thật ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chính là do thoái hóa thủy tinh thể vì tuổi già. Lúc này, thủy tinh thể dần mất đi độ ẩm, cuối cùng bị thoái hóa và trở nên đục hơn.

Mặt khác, bệnh này có thể do di truyền mặc dù rất hiếm hoi. Một số bệnh khác có thể gây ra đục thủy tinh thể ở mèo như tiểu đường, hạ canxi máu.

Triệu chứng khi mèo bị đục thủy tinh thể:

  • Dấu hiệu rõ nhất là mắt mèo bị đục một phần, xuất hiện đốm màu trắng xám trong mắt và dễ dàng chẩn đoán thông qua kiểm tra mắt đơn giản. Trường hợp mắt mèo bị đục một bên mà không kèm dấu hiệu thay đổi thị lực thì nên xem xét thêm các triệu chứng khác như:

  • Vụng về hơn khi đi 

  • Mắt ẩm hơn bình thường

Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh này là phẫu thuật cắt bỏ thủy tinh thể. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chống viêm cũng có thể cải thiện triệu chứng.

3. Bệnh do Chlamydia trên mèo

MĂT MÈO BỊ ĐỤC - DẤU HIỆU CẦN ĐƯỢC LƯU Ý  3

Bệnh này thường có tác động đến những bé mèo nhỏ tuổi và sống theo đàn (Ảnh: Animalwised)

Đây là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia ở mèo gây ra. Bệnh này cũng rất dễ lây lan giữa những chú mèo với thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày. Nó cũng có thể lây sang người nhưng cực kỳ hiếm. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến mèo con hoặc những bé mèo còn nhỏ tuổi sống theo đàn.

Các triệu chứng của bệnh chlamydiosis ở mèo

  • Có biểu hiện của viêm kết mạc nhẹ, nhưng dai dẳng kèm theo viêm mũi (viêm màng nhầy dẫn đến hắt hơi và chảy nước mũi), 

  • Chảy nước mắt

  • Đầy hơi

  • Sốt

  • Chán ăn. 

Tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch của mèo mà nhiễm trùng có thể lan tới phổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh viêm kết mạc có thể biến chứng thành loét giác mạc, phù nề kết mạc. Ở giai đoạn phù nề, mắt mèo sẽ bị đục hoặc bị che hoàn toàn.

Điều trị bệnh do Chlamydia ở mèo phải dựa trên sự chăm sóc. Bạn cần làm sạch dịch tiết quanh mắt hàng ngày và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo cưng. Một số loại thuốc như thuốc hạ sốt và kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn cũng có thể được sử dụng trong điều trị.

4. Viêm kết mạc tăng bạch cầu ái toan ở mèo

MĂT MÈO BỊ ĐỤC - DẤU HIỆU CẦN ĐƯỢC LƯU Ý  4

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nên cần được chăm sóc cẩn thận (Ảnh: Medvet)

Là một loại bệnh mãn tính rất phổ biến ở mèo. Tác nhân chính khiến mèo bị viêm kết mạc tăng bạch cầu ái toan chính là virus herpes loại 1 ở mèo. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hai mắt của mèo và làm mắt mèo bị đục ở cả hai bên.

Nhiễm trùng nguyên phát là viêm kết mạc đi cùng với chảy nước mắt. Trong một số trường hợp có thể xảy ra nhiễm trùng mi mắt. Khi trở thành bệnh mãn tính, những đợt tái phát bệnh thường ở dạng viêm giác mạc đuôi gai. Sau nhiều lần tái phát, một hoặc nhiều mảng màu trắng hoặc hồng xuất hiện trong giác mạc, kết mạc hoặc cả hai. Ngoài ra, nó còn có thể đi kèm với loét giác mạc vô cùng đau đớn.

Để xác định bệnh, mèo có cần được kiểm tra các tổn thương và bạch cầu ái toan trên tế bào giác mạc hoặc bằng sinh thiết tương tự. Ngoài ra, mèo cưng có thể cần xét nghiệm virus herpes loại 1 - tác nhân chính gây bệnh này.

Áp dụng điều trị cho mèo có thể thực hiện tại chỗ hoặc toàn thân hoặc cả hai tùy theo tình trạng và duy trì trong thời gian dài, một số trường hợp là cả đời. Tiêm dưới kết mạc cũng có thể được sử dụng để củng cố điều trị trong một vài trường hợp. Do bệnh thường xuyên tái đi tái lại nên việc điều trị cũng cần được thực hiện liên tục và chúng ta nên cảnh giác với những tổn thương mới.

Tóm lại, khi mắt mèo bị đục là một dấu hiệu hoàn toàn không bình thường mà bạn nên cảnh giác. Dù là nguyên nhân nào thì mắt mèo vẫn rất cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể để hạn chế những tổn thương và đau đớn dày vò. Bạn nên chú ý khi mắt mèo có dấu hiệu này nhé!

Nguồn dịch tổng hợp

Đọc thêm

 21469   0 |  Lưu bài viết

 BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận cho bài viết này!


  MENU