NHỮNG LOẠI BỆNH MÈO LÂY CHO NGƯỜI MÀ NGƯỜI NUÔI MÈO NÊN BIẾT
09/05/2020 2253 0
Mèo là loài động vật rất gần gũi với con người. Chính vì điều này, mèo cưng có thể mang đến một vài rủi ro sức khỏe cho bạn. Dưới đây chính là những loại bệnh mèo lây cho người mà bạn nên biết.
- Các loại thức ăn mà mèo yêu thích
- Làm sao để biết mèo bị thừa cân, mập ú u ?
- CÓ THỂ NUÔI BAO NHIÊU MÈO LÀ PHÙ HỢP ?
Các bệnh có thể truyền giữa động vật và người được gọi là zoonoses. Một số bệnh có thể lây từ mèo sang người và ngược lại. Những bệnh mèo lây cho người là bệnh gì?
Rất nhiều tin đồn sai lệch về bệnh lây truyền từ mèo sang người được lan truyền và gây sợ hãi cho nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh này rất hiếm. Cùng tìm hiểu về bệnh lây truyền từ mèo sang người ở đây nhé!
Một số bệnh mèo lây cho người
Bạn có thể mắc một số bệnh mèo lây cho người từ mèo cưng (Ảnh: We Heart It)
Mèo truyền bệnh thông qua vết cắn
Những vi khuẩn trong miệng mèo chính là nguyên nhân gây ra bệnh mèo lây cho người thông qua vết cắn (Ảnh: Cats - Lovetoknow)
Trong miệng mèo có rất nhiều vi khuẩn và đặc biệt là Pasteurella multocida. Nó có thể gây nhiễm trùng vết cắn và dẫn đến sưng đau, thậm chí là áp xe.
Khi bị mèo cắn bạn nên rửa vết thương thật cẩn thận và tìm kiếm những lời khuyên ngay lập tức nếu bị sưng, đau hoặc nhiễm trùng xảy ra. Bạn có thể phải tiêm ngừa để bảo vệ cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bọ chét, ve, rận trên mèo sẽ khiến da bạn bị kích ứng
Các loài ký sinh ngoài da mèo có thể khiến bạn ngứa ngáy (Ảnh: Healthline)
Đây là những loài ký sinh rất phổ biến ở mèo. Mặc dù chúng không thể sống trên cơ thể người nhưng việc bị lũ ký sinh khó ưa này cắn cũng khiến da bị kích ứng. Bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được ve, rận, bọ chét trên mèo bằng cách thường xuyên làm sạch nhà cửa cửa và phun các chế phẩm kiểm soát ký sinh trong môi trường. Mặt khác, nhiều biện pháp điều trị ký sinh trực tiếp trên mèo sẽ giúp bạn tiêu diệt và ngăn ngừa sự quay lại của chúng.
Nấm da - bệnh mèo lây cho người thường gặp nhất
Nấm da là một bệnh mèo lây cho người rất phổ biến, hay còn gọi là hắc lào ở người (Ảnh: WebMD)
Bệnh nấm da (dermatophytosis) là một trong những bệnh mèo lây cho người rất phổ biến. Bạn phải thường xuyên kiểm tra trên da mèo để kịp thời phát hiện khi chúng bị nấm em. Trong trường hợp này ngoài việc điều trị, chúng ta cần phải kết hợp chặt chẽ với việc vệ sinh nhà cửa để tiêu diệt bào tử nấm. Điều bạn cần lưu ý là bào tử nấm có thể kháng thuốc và phát tán ngoài môi trường với số lượng lớn. Nếu không được làm sạch triệt để, mèo cưng sẽ rất khó hết bệnh.
Khi mèo bị nấm, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da mèo. Tốt nhất nên đeo bao tay sử dụng một lần hoặc đồ bảo hộ nếu có để đề phòng bị lây nhiễm. Đặc biệt, không nên cho trẻ em trong nhà chơi cùng mèo trong thời gian này để tránh bị lây. Mặt khác, nếu bị lây, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị.
Toxoplasma - bệnh mèo lây cho người nên cảnh giác khi mang thai
Phụ nữ mang thai nên cảnh giác với toxoplasma (Ảnh: South Boston Animal Hospital)
Toxoplasma là một loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm giữa các loài động vật có vú, bao gồm cả mèo và con người. Toxoplasmosis (bệnh do toxoplasma gây ra) là bệnh mèo lây cho người được quan tâm hàng đầu đối với phụ nữ mang thai đang nuôi mèo. Vì ký sinh trùng này có thể gây dị tật cho thai nhi nếu mẹ bầu bị nhiễm.
Sau khi mèo bị nhiễm toxoplasma một thời gian, những noãn nang của ký sinh trùng này sẽ xuất hiện trong phân mèo. Đây chính là nguồn lây nhiễm tiềm năng cho con người. Nhưng nó chỉ có khả năng gây bệnh sau 24 giờ từ khi được thải ra môi trường. Do đó, hầu hết các khuyến cáo dành cho người nuôi mèo là luôn dọn khay cát vệ sinh thường xuyên và luôn đeo bao tay khi dọn. Phụ nữ mang thai vẫn có thể nuôi mèo được và chỉ cần hạn chế dọn chất thải mèo hoặc thật kỹ lưỡng khi dọn trong trường hợp bắt buộc phải làm.
Giun trong đường ruột
Ký sinh trong đường ruột mèo là có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn (Ảnh: WINK News)
Con người rất hiếm khi bị nhiễm giun đũa mèo (Toxocarra cati) hoặc sán dây (Dipylidium caninum). Thông thường, con người dễ nhiễm giun đũa ở chó hơn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà xem thường chúng. Bạn nên tẩy giun cho mèo (cả giun tròn và sán dây) theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y để. Với cách này, bạn có thể phòng ngừa nhóm bệnh mèo lây cho người này. Đây được xem là một phần cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mèo.
Campylobacter and salmonella - bệnh mèo lây cho người liên quan đến tiêu hóa
Campylobacter and salmonella là vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng cho con người (Ảnh: Krendi Zdravo)
Chúng chính là 2 loại vi khuẩn đường ruột có khả năng gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến con người. Đây là bệnh mèo lây cho người rất hiếm khi xảy ra do chúng ta rất ít khi bị nhiễm vi khuẩn này từ mèo (nhưng vẫn là nguồn lây nhiễm tiềm năng). Con người thường nhiễm campylobacter and salmonella từ chuỗi thức ăn của mình.
Bạn nên rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo và đặc biệt lưu ý vệ sinh khi mèo bị tiêu chảy. Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng (có máu), bạn nên đưa mèo đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Nếu nguyên nhân được xác định do vi khuẩn campylobacter hoặc salmonella, mèo sẽ được điều trị và theo dõi chặt chẽ.
Bệnh do mèo cào
Vết mèo cào có thể bị sưng và khiến bạn mệt mỏi, đau cơ... (Ảnh: PetMD)
Bệnh mèo lây cho người rất hiếm gặp chính là bệnh mèo cào (CSD). Đây là bệnh đặc trưng bởi các hạch bạch huyết bị sưng và có thể kèm theo một vài dấu hiệu khác (Ví dụ: mệt mỏi, đau cơ, đau họng) có thể xảy ra khi bị mèo cào hoặc cắn. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì CSD không phải là một bệnh quá nghiêm trọng.
Mặc dù đa số các bệnh mèo lây cho người đều rất hiếm khi xảy ra, nhưng bạn vẫn nên cảnh giác đề phòng. Luôn làm sạch môi trường sống và vệ sinh tay kỹ lưỡng sẽ giúp bạn hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh cho cả mèo cưng và bản thân. Ngoài ra, tuân thủ lịch tẩy giun và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ký sinh ngoài da cũng vô cùng cần thiết. Đừng để mèo cưng trở thành nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh nhé!
Nguồn tham khảo: International Cat Care
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!