TAI MÈO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP PHẢI
04/02/2020 1100 0
- Các loại thức ăn mà mèo yêu thích
- Làm sao để biết mèo bị thừa cân, mập ú u ?
- CÓ THỂ NUÔI BAO NHIÊU MÈO LÀ PHÙ HỢP ?
Mèo đôi khi cũng gặp những vấn đề rắc rối với đôi tai của mình. Nếu mèo thường xuyên lắc đầu, gãi tai thì bạn nên thử kiểm tra tai cho mèo cưng, đó có thể là vấn đề khiến cho mèo có những hành động như vậy. Bạn có biết những vấn đề thường gặp ở tai mèo là gì không ?
1. Ve tai
Mèo thường hay bị ve tai kí sinh (Ảnh : petlifefl)
Ve tai hay rận tai là loài thường ký sinh trên tai và xung quanh tai mèo. Chúng dễ dàng di chuyển từ con mèo này sang mèo khác và thường thấy nhiều nhất ở mèo con. Biểu hiện của một chú mèo bị ve tai ký sinh là thường hay lắc đầu và gãi quanh đầu, cổ , tai. Lúc này bạn nên kiểm tra tai cho mèo, nếu thấy có những gỉ đen như bã cà phê thì có thể chú mèo của bạn đã bị ve tai ký sinh rồi. Bạn có thể dùng tăm bông để lấy một lượng gỉ đen trong tai mèo đặt lên nền màu đen. Ve tai sống trông giống như những chấm trắng di chuyển sẽ dễ nhìn thấy trên nền đen. Nếu cẩn thận, bạn có thể dùng một cái kính lúp sẽ giúp bạn dễ thấy hơn rất nhiều, vì ve tai cũng khá là nhỏ. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra bằng cách lấy mẫu gỉ tai này soi dưới kính hiển vi.
Bác sĩ thú y sẽ làm sạch tai cho mèo và chỉ định các dung dịch thuốc giúp bạn loại bỏ ve tai cho mèo chỉ trong l lần sử dụng. Điều trị ve tai cho mèo cần lưu ý là tất cả mèo trong nhà đều được phải điều trị cùng nhau nếu không mèo sẽ tái đi tái lại liên tục.
2. Nhiễm trùng tai ngoài
Nhiễm trùng ở tai thường khá giống với dấu hiệu khi mèo bị ve tai kí sinh. Lý do là do vi khuẩn, nấm, … làm tai mèo bị nhiễm trùng. Mèo cũng sẽ có những biểu hiện lắc đầu và gãi vùng gần tai như những bệnh về tai khác. Nhưng khi nhìn kỹ vào tai, bạn sẽ thấy một số điều khác biệt. Nhiễm trùng tai sẽ làm cho tai mèo bị đỏ và sưng hơn so với ve tai kí sinh. Ngoài ra, tai còn có mùi hôi.
Để điều trị đúng hướng. Bác sĩ thú y cần lấy mẫu thử và soi dưới kính hiển vi để tìm ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch tai cho mèo để kiểm tra được mức độ nhiễm trùng và kê thuốc cho mèo. Thuốc có thể bao gồm : thuốc bôi trực tiếp, thuốc uống chống nhiễm trùng, thuốc giảm đau hay chống viêm tùy theo từng tình trạng tai mèo.
3. Nhiễm trùng tai giữa và trong
Nhiễm trùng tai giữa và trong cũng là vấn đề hay gặp ở tai mèo (Ảnh : Naturallysavvy)
Nếu nhiễm trùng tai ngoài di chuyển sâu vào bên trong ống tai sẽ làm nhiễm trùng phần tai giữa và trong của mèo. Một nguyên nhân khác gây ra nhiễm trùng tai giữa và trong là do vi khuẩn theo máu hoặc vòi nhĩ ( ống nối giữa tai giữa và sau mũi).
Triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa và trong khác nhau tùy thuộc vào phần bị nhiễm trùng. Bạn sẽ thấy mèo có biểu hiện lắc đầu, xoa tai, nghiêng đầu, chán ăn, mí mắt thứ 3 xuất hiện, kích thước đồng tử mắt không đều, cử động mắt có bất thường, đi lại khó khăn hoặc nghe kém hơn.
Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán ra bệnh này khi khám tai cho mèo, chụp X-quang và dựa theo mô tả triệu chứng từ chủ. Cần duy trì lâu dài các phương pháp điều trị bệnh bao gồm : bôi thuốc, uống thuốc và đôi khi cần phẫu thuật.
4. Polyp
Polyp một dạng tổn thương có hình dạng tương tự như khối u nhưng không phải là khối u. Polyp vòm mũi họng xuất hiện và lớn lên ở giữa đoạn tai giữa của mèo và vòi nhĩ. Nó khiến mèo bị nhiễm trùng tai giữa như trên. Ngoài ra, bệnh này còn làm cho mèo có các dấu hiệu thở lớn tiếng và chảy nước mũi.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ gây mê cho mèo và kiểm tra kỹ tai cùng với vòm mũi họng kết hợp chụp X-quang. Phẫu thuật cắt bỏ polyp vòm họng là phương pháp điều trị cho bệnh này, chỉ cần đảm bảo bác sĩ lấy được hết nó ra thì mèo sẽ không bị tái lại.
5. Bệnh ghẻ lở
Bệnh ghẻ lở khiến mèo ngứa ngáy và gãi tai (Ảnh : PetMD)
Một số loại ghẻ lở do ve thường xuất hiện ở vùng đầu và tai mèo. Ve kí sinh có thể làm cho mèo bị ngứa nhiều đến mức gãi rách da của mình. Những vùng da bị ảnh hưởng trở nên dày hơn, đóng vảy và có mài. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mèo cũng có thể bị chết vì bệnh ghẻ lở này.
Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện loại ve nào đang gây ra tình trạng này cho mèo. Sau đó, kê một loại thuốc tiêu diệt ve phù hợp.
6. Rơi những vật lạ vào tai mèo
Những chú mèo được đi chơi tự do khỏi nhà sẽ dễ bị rơi những vật lạ vào tai hơn (Ảnh : Purina)
Những chú mèo được đi chơi tự do khỏi nhà sẽ dễ bị rơi những vật lạ vào tai hơn so với mèo chỉ ở trong nhà. Khi có vật lạ xuất hiện trong tai, mèo sẽ lắc đầu và vuốt tai của chúng.
Bạn có thể giúp mèo lấy những vật lạ ra khỏi tai nếu bạn có thể. Nếu mèo tỏ vẻ kháng cự hoặc đau đớn khi bạn chạm vào tai thì bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để giúp đỡ nó. Vì có thể vật thể lạ đó đã làm tổn thương tai của mèo.
7. Tai mèo có vết cắn hoặc xước
Những con mèo được tự do đi chơi thường sẽ có nhiều nguy cơ chấn thương hơn. Đó là thể là hậu quả của những trận chiến tranh giành lãnh thổ hay tranh giành một nàng mèo cái nào đó. Vết cắn hoặc xước ở vùng tai mèo có thể dễ khiến tai mèo bị nhiễm trùng.
Nếu phát hiện mèo bị thương vùng này bạn có thể sát trùng cho mèo bằng các dung dịch sát trùng một vài lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nhưng nếu vết thương quá sâu hay lớn, bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y xử lí trước tiên.
8. Mèo bị dị ứng
Mèo thường ngứa quanh vùng đầu và tai khi dị ứng thực phẩm. Nếu bạn thấy mèo cưng gãi ở khu vực này mà không xác định được nguyên nhân nào khác thì có thể đó là một phản ứng dị ứng của mèo.
Tuy nhiên cũng không loại trừ nguyên nhân mèo gặp vấn đề về da hoặc vấn đề sức khỏe khác. Vậy nên có biểu hiệu gãi vùng quanh đầu và tai. Vì vậy, nếu cần thiết thì bạn nên cho mèo đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Nguồn tham khảo : PetMD
Đọc thêm ▾
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận cho bài viết này!